Tìm hiểu về khái niệm ngôn ngữ tập trình bậc cao và ngôn ngữ lập trình bậc cao Python.
Phân biệt được chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình trong môi trường lập trình Python.
Biết cách tạo và thực hiện một chương trình Python.
1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao
Chương trình viết bằng ngôn ngữ máy hoặc hợp ngữ không thuận tiện cho việc viết và hiểu chương trình.
Ngôn ngữ lập trình bậc cao: các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn. Để máy tính hiểu và thực hiện được cần chương trình dịch sang ngôn ngữ máy gọi là chương trình dịch
Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.
2. Môi trường lập trình Python
a. Chế độ gõ trực tiếp
Thường dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh
Gõ trực tiếp lệnh vào sau dấu nhắc >>>
Ví dụ:
>>> 2 + 3
5
b. Chế độ soạn thảo
Dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh
Chọn lệnh New / File để mở màn hình soạn thảo chương trình. Viết mỗi lệnh trên 1 dòng, viết xong thực hiện lưu tệp và chọn lệnh Run để chạy chương trình.
3. Một số lệnh Python đầu tiên
Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh.
Ví dụ:
>>> 5
5
>>> 2.6
2.6
>>> "Học sinh lớp 10"
'Học sinh lớp 10'
Trong Python, lệnh print() có chức năng đưa dữ liệu ra (xuất dữ liệu). Mặc định dữ liệu sẽ được in ra màn hình. Lệnh print() cho phép in một hoặc nhiều giá trị ra màn hình. Cú pháp lệnh print():
print(v1, v2, ... , vn)
Lưu ý:
- Trong trường hợp in nhiều giá trị thì bằng lệnh print() thì mỗi giá trị cách nhau một dấu cách.
- Xâu ký tự có thể được viết giữa cập dấu nháy đơn hoặc nháy kép.
- Nếu muốn viết nhiều dòng trong lệnh print, sử dụng cặp 3 dấu nháy kép. Ví dụ:
>>> print("""Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên""")